Cách sử dụng Transaction trong SQL hiệu quả
Bài viết được sự cho phép của tác giả Trần Văn Dem
Transaction
Transaction là một khái niệm rất quen thuộc với các lập trình viên backend. Nhưng trong thực tế làm việc không ít các lập trình viên backend chỉ biết transaction dùng để thực hiện một chuỗi câu lệnh insert,update,… với sql. Database thực sự thay đổi khi tất cả các lệnh trên đều thực hiện thành công ngược lại thì sẽ không có bất cứ thay đổi nào trên database. Các loại SQL còn cung cấp cho chúng ta các loại Isolation để tùy chỉnh Transaction theo ý muốn của mình.
Khi thực hiện 1 Transaction các cơ sở dữ liệu quan hệ (SQL) cung cấp cho chúng ta rất 4 loại Isolation khác nhau với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Loại Isolation càng cao thì sẽ có mức độ toàn vẹn dữ liệu càng cao nhưng ngược lại sẽ có hiệu năng thấp hơn với các loại khác.
- TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED mức độ 1
- TRANSACTION_READ_COMMITTED mức độ 2
- TRANSACTION_REPEATABLE_READ mức độ 3
- TRANSACTION_SERIALIZABLE mức độ 4
Trong bài này tôi sẽ trình bày về các loại Isolation cũng như các Anomaly về dữ liệu khi thực hiện đồng thời Transaction.
Phân biệt các loại Anomaly
Dirty Reads
Dirty Read là việc ransaction (T1) đọc được dữ liệu đang được thay đổi từ một transaction (T2) khác mặc dù transaction chưa được commit nghĩa là T2 đó có thể bị rollback và dữ liệu được đọc từ và dùng ở T1 đã bị sai.
Ví dụ :
Transaction T1 begins.
UPDATE post SET title = 'ACID'
WHERE id = '1'
Transaction T2 begins.
SELECT * FROM post where id = '1'
T2 sẽ nhìn thấy title = ‘ACID’ cái được update từ T1 mặc dù T1 chưa commit.
Nonrepeatable Reads
Nonrepeatable Reads xảy ra khi trong cùng một transaction (T2) query trả lại các quả khác nhau.
Nonrepeatable Reads xảy ra khi một transaction(T1) đã sửa đổi dữ liệu cái mà được đọc từ transaction (T2)
Ví dụ :
Transaction T2 begins.
SELECT * FROM post
WHERE id = '1'
Transaction T1 begins.
UPDATE post SET title = 'ACID'WHERE id = '1'
Transaction T1 thay đổi giá trị cảu title thành ACID cái mà đang được transaction T2 đọc ra nếu transaction T2 tiếp tục đọc lại giá trị này thì sẽ được kết quả khác với kết quả lần đầu tiên đọc ra.
##Phantom Reads Phantom Reads xảy ra khi một transaction (T1) đọc ra một tập kết quả dữ liệu sau thỏa mãn điều kiện where của mình sau đó một transaction (T2) thực hiện thêm dữ liệu vào table. Transaction T1 chưa commit và thực hiện lại query 1 lần nữa thì được tập kết quả khác với tập đầu tiên đọc ra (nhiều bản ghi hơn).
Ví dụ
Transaction T1 begin
select * from post_comment where post_id =1;
Transaction T2 begin
insert into post_comment (id,post_id) Values(4,1)
Nếu Transaction T1 thực hiện lại câu query select * from post_comment where post_id =1;
sẽ thu được số lượng kết quả lớn hơn so với ban đầu.
Cách sử dụng isolation
Bên trên là các Anomaly có thể xảy ra trong trường hợp có 2 hay nhiều transaction chạy song song. Để tránh xảy ra các loại Anomaly này thì người dùng cần phải chọn các loại Isolation cho phù hợp.
Đối với oracle chúng ta tham khảo link sau: docs.oracle.com/javadb/10.8.3.0/devguide/cd..
Type | Dirty Reads | Nonrepeatable Reads | Phantom Reads |
TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED | no | no | no |
TRANSACTION_READ_COMMITTED | yes | no | no |
TRANSACTION_REPEATABLE_READ | yes | yes | no |
TRANSACTION_SERIALIZABLE | yes | yes | yes |
Bảng với mode locking là Table Level
Type | Dirty Reads | Nonrepeatable Reads | Phantom Reads |
TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED | no | no | no |
TRANSACTION_READ_COMMITTED | yes | no | no |
TRANSACTION_REPEATABLE_READ | yes | yes | yes |
TRANSACTION_SERIALIZABLE | yes | yes | yes |
Thực hành các loại isolation
Tại rất khó tìm được 1 bảng thống kê các loại Isolation với mysql nên chúng ta sẽ thực hành để biết loại Isolation sẽ chống lại loại Anomaly nào.
TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED
Đây là dạng isolation cho chúng ta hiệu năng cao nhất. Để kiểm chứng lý thuyết thì ta sẽ thực hiện các câu lệnh java sau.
package tutorial.transaction;
import java.sql.*;
import java.util.concurrent.CountDownLatch;
import java.util.concurrent.ExecutorService;
import java.util.concurrent.Executors;
import static tutorial.transaction.Test.*;
import static tutorial.transaction.Test.PASS;
public class IsolationLevelTest {
public static void main(String[] args) {
CountDownLatch countDownLatch = new CountDownLatch(1);
ExecutorService service = Executors.newFixedThreadPool(2);
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setAutoCommit(false);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED);
try {
int number = 100;
Statement statement = conn.createStatement();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 1");
resultSet.next();
int amount1 = resultSet.getInt("amount");
System.out.println("Transaction1 get amount = " + amount1 );
String update1 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount1 - number) + " WHERE (`id` = '1');";
statement.executeUpdate(update1);
countDownLatch.countDown();
Thread.sleep(5000);
conn.rollback();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("1 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED);
conn.setAutoCommit(false);
try {
Statement statement = conn.createStatement();
countDownLatch.await();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id =1");
resultSet.next();
int amount2 = resultSet.getInt("amount");
System.out.println("Transaction2 get amount = " + amount2);
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("2 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.shutdown();
}
}
Tại ví dụ trên ta tạo 2 transaction chạy đồng thời. Transaction T1 chạy trước và sửa đổi giá trị amount, Sau đó chúng ta chạy Transaction T2. Nếu để mode trên sẽ thu được TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED kết quả sau.
Transaction1 get amount = 13004200
Transaction2 get amount = 13004100
Mặc dù T1 đã rollback nhưng T2 vẫn đọc ra kết quả được T1 thay đổi. Điều này chứng tỏ TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED không thể chống được Dirty Read.
TRANSACTION_READ_COMMITTED
Vẫn xét ví dụ trên nhưng ta sẽ thay đổi IsolateLevel của Transaction T2 thành conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED);
Kết quả ta thu được là :
Transaction1 get amount = 13004200
Transaction2 get amount = 13004200
Theo kết quả ta thấy được TRANSACTION_READ_COMMITTED chống được Dirty Read.
Ta sửa đổi class trên 1 chút thành dạng sau đây.
package tutorial.transaction;
import java.sql.*;
import java.util.concurrent.CountDownLatch;
import java.util.concurrent.ExecutorService;
import java.util.concurrent.Executors;
import static tutorial.transaction.Test.*;
import static tutorial.transaction.Test.PASS;
public class IsolationLevelTest {
public static void main(String[] args) {
CountDownLatch countDownLatch = new CountDownLatch(1);
ExecutorService service = Executors.newFixedThreadPool(2);
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setAutoCommit(false);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_UNCOMMITTED);
try {
int number = 100;
Statement statement = conn.createStatement();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 1");
resultSet.next();
int amount1 = resultSet.getInt("amount");
System.out.println("Transaction1 get ammount = " + amount1 );
String update1 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount1 - number) + " WHERE (`id` = '1');";
statement.executeUpdate(update1);
countDownLatch.countDown();
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("1 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_COMMITTED);
conn.setAutoCommit(false);
try {
Statement statement = conn.createStatement();
countDownLatch.await();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id =1");
resultSet.next();
int amount2 = resultSet.getInt("amount");
System.out.println("Transaction2 get amount = " + amount2);
Thread.sleep(1000);
resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id =1");
resultSet.next();
amount2 = resultSet.getInt("amount");
System.out.println("Transaction2 re read get amount = " + amount2);
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("2 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.shutdown();
}
}
Tại đây ta thay đổi Transaction T2 đọc lại dữ liệu thêm 1 lần nữa. Nhưng lần này Transaction T1 đã commit thay đổi kết quả của mình. Kết quả sẽ là
Transaction1 get ammount = 13003900
Transaction2 get amount = 13003900
Transaction2 re read get amount = 13003800
Điều này thấy được TRANSACTION_READ_COMMITTED không chống lại được Nonrepeatable Reads
TRANSACTION_REPEATABLE_READ
Tiếp tục với ví dụ trên ta thay đổi IsolateLevel của Transaction T2 thành conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_REPEATABLE_READ);
Kết quả sẽ thay đổi thành.
Transaction1 get ammount = 13003800
Transaction2 get amount = 13003800
Transaction2 re read get amount = 13003800
Đây là mode IsolateLevel mặc định của Jdbc với Mysql nhưng sẽ đưa lại hiệu năng kém hơn 2 mẫu còn lại.
Hiện tại bảng dùng để test đang dùng innodb của Mysql. Chúng ta cùng test xem liệu rằng TRANSACTION_REPEATABLE_READ có chống được lại Phantom Reads được hay không. Cùng xét ví dụ sau
package tutorial.transaction;
import java.sql.*;
import java.util.concurrent.CountDownLatch;
import java.util.concurrent.ExecutorService;
import java.util.concurrent.Executors;
import static tutorial.transaction.Test.*;
import static tutorial.transaction.Test.PASS;
public class IsolationLevelTest {
public static void main(String[] args) {
CountDownLatch countDownLatch = new CountDownLatch(1);
CountDownLatch countLatch = new CountDownLatch(1);
ExecutorService service = Executors.newFixedThreadPool(2);
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setAutoCommit(false);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_REPEATABLE_READ);
try {
Statement statement = conn.createStatement();
String update1 = "INSERT INTO `dev`.`users` (`full_name`, `amount`) VALUES ('lol', '5000');;";
statement.executeUpdate(update1);
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("1 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
System.out.println("1 done");
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_REPEATABLE_READ);
conn.setAutoCommit(false);
try {
int count =0;
Statement statement = conn.createStatement();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where amount > 2500");
while (resultSet.next()){
count++;
}
resultSet.close();
System.out.println(" first read = "+ count );
Thread.sleep(2000);
count =0;
ResultSet resultSet1 = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where amount > 2500");
while (resultSet1.next()){
count++;
}
System.out.println(" second read = "+ count );
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("2 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.shutdown();
}
}
Kết quả của lệnh in sẽ là :
first read = 1
second read = 1
Như vậy ta kết luận được TRANSACTION_REPEATABLE_READ của mysql sẽ chống lại Phantom Reads với innodb.
Chuyển sang dạng MyISAM và test lại code ta được kết quả sau:
first read = 2
second read = 3
Vậy với dạng MyISAM thì mysql sẽ không chống lại được Phantom Reads.
TRANSACTION_SERIALIZABLE
Cũng tương tự như TRANSACTION_READ_COMMITTED thì TRANSACTION_SERIALIZABLE cũng chống lại Phantom Reads với innodb.
Đến đây câu hỏi sẽ là vậy Mysql tạo ra thêm dạng Isolation này để làm gì? Hiệu năng của TRANSACTION_SERIALIZABLE mang lại là tệ nhất trong các loại Isolation.
Ta xét ví dụ chuyển tiền trong ngân hàng :
A -> B (100). A chuyển cho B 100
A -> C (50). B chuyển cho C 50
Ta sẽ xét đoạn code sau của Java
package tutorial.transaction;
import java.sql.*;
import java.util.concurrent.ExecutorService;
import java.util.concurrent.Executors;
import static tutorial.transaction.Test.*;
import static tutorial.transaction.Test.PASS;
public class IsolationLevelTest {
public static void main(String[] args) {
ExecutorService service = Executors.newFixedThreadPool(2);
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setAutoCommit(false);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_COMMITTED);
try {
int number = 100;
Statement statement = conn.createStatement();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 1");
resultSet.next();
int amount1 = resultSet.getInt("amount");
String update1 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount1 - number) + " WHERE (`id` = '1');";
statement.executeUpdate(update1);
resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 2");
resultSet.next();
int amount2 = resultSet.getInt("amount");
String update2 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount2 + number) + " WHERE (`id` = '2');";
statement.executeUpdate(update2);
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("1 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.submit(() -> {
try {
Connection conn = DriverManager.getConnection(DB_URL, USER, PASS);
conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_READ_COMMITTED);
conn.setAutoCommit(false);
try {
int number = 50;
Statement statement = conn.createStatement();
ResultSet resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 1");
resultSet.next();
int amount1 = resultSet.getInt("amount");
String update1 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount1 - number) + " WHERE (`id` = '1');";
statement.executeUpdate(update1);
resultSet = statement.executeQuery("select * from dev.`users` where id = 3");
resultSet.next();
int amount2 = resultSet.getInt("amount");
String update2 = "UPDATE `dev`.`users` SET `amount` = " + (amount2 + number) + " WHERE (`id` = '3');";
statement.executeUpdate(update2);
conn.commit();
} catch (Exception e) {
conn.rollback();
System.out.println("2 rollback");
e.printStackTrace();
}
conn.close();
} catch (Exception throwables) {
throwables.printStackTrace();
}
});
service.shutdown();
}
}
Khi bạn chạy chương trình không có lỗi gì xảy ra. Bạn sẽ thông báo là đã chuyển đủ tiền từ A sang các tài khoản khác. Nhưng khi check db thì thấy kết quả đang bị sai. Nó chỉ đang ghi nhận cho 1 transaction. Thay vì Tài khoản của A bị giảm đi 150 thì tài khoản của A sẽ chỉ giảm 50 hoặc 100. Điều này dẫn đến lỗi sai nghiêm trọng.
Để giải quyết bài toán cần sự tuần tự trong transaction này chúng ta cần sử dụng mode TRANSACTION_SERIALIZABLE sau khi thay đổi conn.setTransactionIsolation(Connection.TRANSACTION_SERIALIZABLE);
chúng ta chạy lại code sẽ được kết quả sau:
2 rollback
com.mysql.cj.jdbc.exceptions.MySQLTransactionRollbackException: Deadlock found when trying to get lock; try restarting transaction
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLError.createSQLException(SQLError.java:123)
at com.mysql.cj.jdbc.exceptions.SQLExceptionsMapping.translateException(SQLExceptionsMapping.java:122)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdateInternal(StatementImpl.java:1340)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeLargeUpdate(StatementImpl.java:2089)
at com.mysql.cj.jdbc.StatementImpl.executeUpdate(StatementImpl.java:1251)
at tutorial.transaction.IsolationLevelTest.lambda$main$1(IsolationLevelTest.java:75)
at java.util.concurrent.Executors$RunnableAdapter.call(Executors.java:511)
at java.util.concurrent.FutureTask.run(FutureTask.java:266)
at java.util.concurrent.ThreadPoolExecutor.runWorker(ThreadPoolExecutor.java:1149)
at java.util.concurrent.ThreadPoolExecutor$Worker.run(ThreadPoolExecutor.java:624)
at java.lang.Thread.run(Thread.java:748)
Đến đây thì 1 trong 2 transaction sẽ bị rollback và bắn ra exception. Điều này sẽ giúp bạn chống được lỗi trên.
Kết luận
Đến đây thì mọi người chắc cũng biết cách chọn loại transaction cho riêng mình rồi mình xin có 1 số ý kiến như sau:
- Thông thường khi đọc kết quả từ 1 câu select chúng ta sẽ lưu lại nó trên RAM và rất ít khi thực hiện lại câu select tương tự vào SQL nên để đảm bảo performance thì hãy trọn mode TRANSACTION_READ_COMMITTED
- Nếu hệ thống bạn cần phải thực hiện transaction tuần tự hóa thì hãy trọn TRANSACTION_SERIALIZABLE mặc dù hiệu năng nó rất tệ nhưng nó mang lại kết quả tốt.
Sử dụng TRANSACTION_SERIALIZABLE sẽ mang lại cho bạn 1 hệ thống Strong consistency nhưng hệ thống của bạn sẽ thật sự có hiệu năng rất tệ nếu có nhiều người sử dụng. Tất nhiên để chuyển tiền thì các bạn có thể sử dụng câu query khác mà không cần sử dụng đến TRANSACTION_SERIALIZABLE vẫn đảm bảo được yêu cầu nghiệp vụ của các bạn ở đây mình chỉ viết query để ví dụ cho loại TRANSACTION_SERIALIZABLE này.
Một kỹ thuật nữa là sử dụng eventual consistency một kỹ thuật tăng được hiệu năng nhưng cũng khá khó implement. Nếu có dịp mình sẽ xây 1 hệ thống chuyển tiền bằng kỹ thuật eventual consistency trên. Mình nghĩ kỹ thuật này đang được dùng tại nhiều hệ thống chuyển tiền để tăng trải nghiệm khách hàng.
Bài viết gốc được đăng tải tại demtv.hashnode.dev
Xem thêm:
- Cách Giao Tiếp Giữa Các Service Trong Hệ Thống Có Tải Cao
- HTTP2 in real project
- Hướng Dẫn Assembly 64bit (Tái Bản)
Đừng bỏ lỡ việc làm IT mọi cấp độ tại TopDev
- Đ Đại dương xanh cho Doanh nghiệp tăng trưởng bền vững trên Zalo
- L Lakehouse Architecture: Nền tảng dữ liệu cho ứng dụng AI trong tương lai
- G Giải Quyết Bài Toán Kinh Doanh Bằng Big Data và AI
- B BenQ RD Series – Dòng Màn Hình Lập Trình 4k+ Đầu Tiên Trên Thế Giới
- F Framework nào tốt nhất cho dự án của bạn? – Checklist chi tiết
- K Kinh nghiệm xử lý responsive table hiệu quả
- S Stackoverflow là gì? Bí kíp tận dụng Stack Overflow hiệu quả
- 7 7 kinh nghiệm hữu ích khi làm việc với GIT trong dự án
- B Bài tập Python từ cơ bản đến nâng cao (có lời giải)
- B Bảo mật API là gì? Một số nguyên tắc và kỹ thuật cần biết